Cảm nghĩ về bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Bà mẹ được nói đến là bà mẹ người Tà-ôi có một tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có ba khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị - Thiên. Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ...
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ...
Có lúc như vỗ về yêu thương. Tình mẹ hay tấm lòng nhà thơ:
Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi...
Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo:
Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi...
Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Tiếng ru con "nghiêng" theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em Cu Tai cũng "nghiêng" theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng "nóng hổi" vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má, vai, lưng, tim) được sử dụng rất "đắt" để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để đưa con lớn lên. Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử, đã "hát thành lời". Hạt gạo hậu phương là "hạt vàng làng ta"; hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào.
Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Người người cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy. So sánh “lưng núi” với “lưng mẹ” nhằm khẳng định đức tính kiên nhẫn, chịu đựng gian khổ của người mẹ nghèo:
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
Tiếng ru con "nghiêng" theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em Cu Tai cũng "nghiêng" theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng "nóng hổi" vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mồ hôi, má, vai, lưng, tim) được sử dụng rất "đắt" để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để đưa con lớn lên. Tim mẹ dạt dào tình mẫu tử, đã "hát thành lời". Hạt gạo hậu phương là "hạt vàng làng ta"; hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào.
Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Người người cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy. So sánh “lưng núi” với “lưng mẹ” nhằm khẳng định đức tính kiên nhẫn, chịu đựng gian khổ của người mẹ nghèo:
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
“Mặt trời” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương, niềm tự hào của mẹ đối với Cu Tai, vì em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ:
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Mẹ nhân hậu, lòng mẹ bao la mang nặng tình nhà nghĩa xóm:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
“Mặt trời” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương, niềm tự hào của mẹ đối với Cu Tai, vì em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ:
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Mẹ nhân hậu, lòng mẹ bao la mang nặng tình nhà nghĩa xóm:
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Thời kháng chiến “hạt gạo cắn đôi, hạt muối chia đều” là thế.
Khúc ca thứ ba, nhịp điệu vang lên dồn dập. Đó là lúc “thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối”, dồn đồng bào Tà-ôi vào chỗ chết, mẹ địu con khi đang “chuyển lán” và “đạp rừng”. Khi cả gia đình đều ra trận:
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
Khúc ca thứ ba là khúc ca chiến đấu. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Ở đây, người mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.
Trong bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm ba lần nói đến giấc mơ đẹp của bé thơ:
- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
- Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…
Đó là giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng.
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam. Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa, bằng lời ru, tình thương của mẹ. Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Nó nhắc nhở mọi chúng ta ghi sâu trong lòng tình cảm kính yêu và biết ơn người mẹ hiền.
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
Khúc ca thứ ba là khúc ca chiến đấu. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Ở đây, người mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.
Trong bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm ba lần nói đến giấc mơ đẹp của bé thơ:
- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
- Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người Tự do…
Đó là giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng.
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam. Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa, bằng lời ru, tình thương của mẹ. Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Nó nhắc nhở mọi chúng ta ghi sâu trong lòng tình cảm kính yêu và biết ơn người mẹ hiền.
Post a Comment: